Bệnh viêm khớp: Tổng hợp thông tin mà bạn nên biết

Bệnh viêm khớp: Nó là gì, triệu chứng, nguyên nhân và hơn thế nữa

Viêm khớp là tình trạng viêm tại vị trí ổ khớp có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp. Các triệu chứng của viêm khớp thường tiến triển theo thời gian, nhưng các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện đột ngột.

hơn 100 loại viêm khớp khác nhau, với các nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau.

Viêm xương khớp (Osteoarthritis) là loại viêm khớp phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, các phân loại viêm khớp khác thường gặp khác bao gồm:

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis)
  • Bệnh viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis)
  • Bệnh Gout

Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 thường phát hiện mắc bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) và tiến triển nặng hơn các độ tuổi khác. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên.

Thoái hóa khớp (osteoarthritis) thường tiến triển sau 50 hoặc 60 tuổi, tuy nhiên một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy những bằng chứng trên phim chụp X-quang về viêm khớp thường xảy ra ở phụ nữ ở độ tuổi 40. Bệnh này cũng có xu hướng phổ biến hơn ở những người thừa cân.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM KHỚP LÀ GÌ?

Đau khớp, cứng khớp và sưng là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp. Các triệu chứng có thể nặng nề hơn vào buổi sáng khi mới tỉnh dậy và ra khỏi giường, hoặc khi đứng dậy sau khi nghỉ ngơi.

Các triệu chứng khác của thoái hóa khớp bao gồm:

  • Phạm vi vận động hạn chế đôi khi không thể cử động được
  • Khó thực hiện được các động tác gập, duỗi với uốn cong các khớp
  • Yếu cơ xung quanh khớp
  • Mất ổn định hoặc cảm giác vênh giữa các khớp
  • Tăng trưởng xương ở ngón tay
  • Cảm giác tê bì ở đầu gối

Các triệu chứng khác của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Cứng khớp buổi sáng có thể kéo dài từ 30 phút trở lên
  • Bị viêm hoặc đau nhiều hơn một khớp
  • Khởi phát tại các khớp nhỏ hơn như bàn chân và bàn tay
  • Cùng một khớp ở cả hai bên cơ thể bị ảnh hưởng
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Viêm mắt và miệng
  • Viêm cơ tim và mạch máu
  • Số lượng hồng cầu giảm

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM KHỚP?

Bệnh viêm khớp có thể gây ra bởi:

  • Bào mòn khớp do sử dụng quá mức
  • Tuổi (viêm khớp phổ biến nhất ở người lớn trên 50 tuổi)
  • Chấn thương
  • Béo phì
  • Rối loạn tự miễn
  • Gen di truyền hoặc tiền sử gia đình
  • Yếu cơ

Thoái hóa khớp

Bào mòn khớp thường là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp, một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất. Nhiễm trùng hoặc chấn thương khớp có thể làm trầm trọng thêm sự phá hủy mô sụn tự nhiên này.

Sụn là một mô liên kết vững chắc nhưng cũng là một cấu trúc linh hoạt trong khớp. Sụn bảo vệ các khớp bằng cách hấp thụ áp lực tác động được tạo ra trong quá trình di chuyển, cử động. Việc giảm kích thước của mô sụn gây ra một số dạng viêm khớp.

Nguy cơ gia tăng tình trạng thoái hóa khớp cũng có thể liên quan tới tiền sử gia đình.

Viêm khớp dạng thấp

Một dạng viêm khớp phổ biến khác là viêm khớp dạng thấp. Đây là một rối loạn tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của chính cơ thể đó. Tình trạng này dẫn đến viêm khớp cũng như các cơ quan khác của cơ thể.

Tại khớp, phản ứng viêm ảnh hưởng đến màng hoạt dịch (phần mô mềm trong khớp tiết ra chất lỏng nuôi dưỡng sụn và bôi trơn khớp). Việc này có thể gây phá hủy cả xương và sụn bên trong khớp.

Nguyên nhân chính xác của các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch vẫn chưa được biết rõ. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra các yếu tố về di truyền có thể làm tăng nguy cơ tiến triển viêm khớp dạng thấp gấp năm lần.

VIÊM KHỚP ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?

Tới khám tại cơ sở y tế là bước đầu tiên và tốt nhất nếu bạn không chắc chắn về tình trạng viêm khớp đang mắc phải. Bác sĩ sẽ thực hiện khám để kiểm tra chất lỏng (hoạt dịch) xung quanh khớp, tình trạng khớp sưng tấy hoặc đỏ và lưu lại phạm vi chuyển động trong khớp. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa về Cơ – Xương – Khớp nếu cần thiết.

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, trước tiên bạn có thể chọn đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp. Điều này có thể mang lại chẩn đoán và điều trị nhanh hơn.

Ghi lại chỉ số và mức độ viêm từ xét nghiệm máu của bạn. Đồng thời, tiến hành hút và phân tích dịch khớp có thể giúp bác sĩ xác định phân loại viêm khớp mà bạn mắc phải.

Các xét nghiệm máu phổ biến kiểm tra các loại kháng thể cụ thể như:

  • Anti-cyclic citrullinated peptide (CCP) – là xét nghiệm kiểm tra sự có mặt và nồng độ của các kháng thể tự miễn liên quan đến viêm khớp dạng thấp;
  • Rheumatoid factor (RF) – là một xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu
  • Antinuclear antibody (ANA) – là xét nghiệm giúp phát hiện kháng thể kháng nhân trong máu của bạn. Đây là một công cụ cần thiết nhằm chẩn đoán các bệnh lý tự miễn.

Các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp thăm dò hình ảnh như chụp X-quang, MRICT để tạo ra hình ảnh về xương và sụn. Điều này giúp họ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bạn, chẳng hạn như gai xương.

VIÊM KHỚP ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Mục tiêu chính của điều trị là giảm mức độ đau mà bạn đang gặp phải và ngăn ngừa sự gia tăng thêm thương tổn cho khớp. Bạn hãy tìm hiểu những gì phù hợp nhất với mình trong việc kiểm soát cơn đau.

Nhìn chung, điều trị viêm khớp bao gồm sự kết hợp của:

Cải thiện chức năng khớp cũng rất quan trọng. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.

Thuốc

Một số loại thuốc khác nhau điều trị viêm khớp:

  • Thuốc giảm đau, chẳng hạn như hydrocodone (Vicodin) hoặc acetaminophen (Tylenol), có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau, nhưng không giúp giảm viêm.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen (Advil) và salicylates, giúp kiểm soát cơn đau và triệu chứng viêm. Salicylates có thể chống đông máu, vì vậy không nên dùng chúng cùng với các loại thuốc chống đông khác.
  • Kem bôi mát hoặc Capsicin, những loại kem bôi này ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau từ khớp của bạn.
  • Steroid, như prednisone, giúp giảm viêm nhưng nên sử dụng thận trọng và trong thời gian ngắn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch và sinh học. Thuốc ức chế miễn dịchthuốc sinh học được kê đơn cho viêm khớp từ trung bình đến nặng như viêm khớp dạng thấp.

Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể khuyên dùng corticosteroid hoặc các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (disease-modifying antirheumatic drugs – DMARDs), giúp ức chế hệ thống miễn dịch của bạn.

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm và thuốc sinh học được kê đơn sớm hơn trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp. Methotrexate hiện là thuốc điều trị đầu tay.

Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc để điều trị thoái hóa khớp có bán sẵn ở quầy thuốc hoặc được bác sĩ kê đơn.

Chế phẩm bổ sung

Mặc dù vẫn còn thiếu bằng chứng lâm sàng và dữ liệu an toàn đối với nhiều loại thảo mộc và chế phẩm bổ sung được bán trên thị trường cho bệnh viêm khớp, nhưng có một số chế phẩm bổ sung có thể có lợi. Ví dụ, cao toàn phần không xà phòng hóa dầu quả bơ/đậu nành (avocado and soybean unsaponifiables – ASU) có thể giúp ích cho các triệu chứng viêm khớp. Bổ sung dầu cánghệ có thể giúp giảm quá trình viêm trong viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào cho bệnh viêm khớp để đảm bảo rằng chúng an toàn và sẽ không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp bằng khớp nhân tạo có thể là một lựa chọn điều trị. Hình thức phẫu thuật này được thực hiện phổ biến nhất để thay thế khớp hôngđầu gối.

Nếu tình trạng viêm khớp của bạn nghiêm trọng nhất ở ngón tay hoặc cổ tay, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nối khớp (joint fusion). Trong thủ thuật này, các đầu xương của bạn được hợp nhất, loại bỏ khớp và do đó loại bỏ vị trí viêm.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập giúp tăng cường cơ xung quanh khớp bị viêm. Đây là một phương pháp điều trị chủ yếu giúp cải thiện tình trạng viêm khớp.

Ngoài việc luyện tâp tại cơ sở trị liệu, nhà vật lý trị liệu có thể sẽ đề xuất một kế hoạch chăm sóc bao gồm vận động hàng ngày cùng với các bài tập mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Nói chung, những phương pháp này có thể giúp xây dựng sức mạnh, tính linh hoạt và sự cân bằng nhằm cải thiện khả năng vận động, đồng thời phòng ngừa ngã.

NHỮNG THAY ĐỔI LỐI SỐNG NÀO CÓ THỂ GIÚP NHỮNG NGƯỜI BỊ VIÊM KHỚP?

Giảm lượng mỡ dư thừa và duy trì cân nặng vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng nếu bạn đã mắc bệnh này.

Ăn một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng là rất quan trọng để giảm cân. Chọn một chế độ ăn uống có nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như trái cây tươi, rau và thảo mộc, có thể giúp giảm viêm. Các loại thực phẩm giảm viêm khác bao gồm cá và các loại hạt.

Thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh nếu bạn bị viêm khớp bao gồm:

  • Đồ chiên rán
  • Thực phẩm đã chế biến
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Ăn nhiều thịt

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng kháng thể gluten có thể có ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Chế độ ăn không có gluten có thể cải thiện các triệu chứng và tiến triển của bệnh. Một nghiên cứu năm 2015 cũng khuyến nghị chế độ ăn không có gluten cho tất cả những người được chẩn đoán mắc bệnh mô liên kết không phân biệt.

Tập thể dục thường xuyên có thể giữ cho khớp của bạn linh hoạt. Bơi lội thường là một hình thức tập thể dục tốt cho những người bị viêm khớp vì nó không gây áp lực lên khớp của bạn như chạy và đi bộ. Duy trì hoạt động là quan trọng, nhưng lắng nghe cơ thể bạn khi nó đang nghỉ ngơi một cách có tín hiệu và tránh làm việc quá sức cũng rất cần thiết.

Các bài tập tại nhà bạn có thể thử bao gồm:

BIẾN CHỨNG

Khi không được điều trị, các triệu chứng viêm khớp có thể xấu đi và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra với tình trạng này:

  • Giảm khả năng vận động: Khi viêm khớp tiến triển, bạn có thể cảm thấy cử động kém thoải mái hơn. Điều này có thể cản trở thói quen hàng ngày của bạn và có thể khiến bạn không thể tham gia các hoạt động yêu thích cũng như giao tiếp xã hội.
  • Có thể tăng cân: Điều này được cho là nguyên nhân do giảm vận động, cũng như cảm giác khó chịu khiến bạn không muốn tập thể dục.
  • Tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa: Thừa cân kèm theo tình trạng viêm nhiễm như viêm khớp có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2, huyết áp cao, cholesterol trong máu caobệnh tim mạch.
  • Viêm ở các khu vực khác trên cơ thể: Nếu viêm khớp của bạn là do một bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm có thể lan rộng và ảnh hưởng đến da, mắt, mạch máu và phổi của bạn.
  • Nguy cơ té ngã: Theo Hiệp hội Viêm khớp (Arthritis Foundation), những người bị viêm khớp có nhiều khả năng bị ngã và gãy xương hơn. Điều này chủ yếu là do yếu cơ có liên quan, nhưng chóng mặt do thuốc giảm đau cũng có thể dẫn đến té ngã.
  • Suy giảm khả năng làm việc: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) ước tính rằng khoảng 60% những người bị viêm khớp đang trong độ tuổi lao động. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bạn tại nơi làm việc hoặc thậm chí đi từ nơi đỗ xe đến nơi làm việc của bạn.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Viêm khớp có thể làm tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm do đau liên tục, gây viêm và cô lập xã hội.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Các yếu tố nguy cơ chung đối với viêm khớp bao gồm:

  • Béo phì: Đặc biệt liên quan đến viêm khớp, thừa cân làm gia tăng áp lực lên các khớp khi phải chịu trọng lượng trong cơ thể, chẳng hạn như đầu gối và hông của bạn. Giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp và việc giảm cân cũng có thể hữu ích nếu bạn đã mắc bệnh này.
  • Tuổi và giới tính: Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp tăng theo độ tuổi. Ngoài ra, phụ nữ có nhiều khả nănghttps://www.cdc.gov/arthritis/basics/risk-factors.htm mắc phải hầu hết các dạng viêm khớp hơn nam giới. Ngoại lệ là bệnh gút (gout), thường gặp hơn ở nam giới.
  • Vận động quá mức gây chấn thương: Những chấn thương do áp lực lặp đi lặp lại phát sinh trong khi tập thể dục, công việc của bạn hoặc các hoạt động khác có thể làm tăng nguy cơ gây viêm khớp ở (các) khớp có thể bị ảnh hưởng sau này trong cuộc sống.
  • Gen di truyền: Tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn dịch cũng như một số gen di truyền nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và các loại viêm khớp có liên quan khác.
  • Hút thuốc: Nguy cơ tiến triển nặng tình trạng viêm khớp dạng thấp có thể tăng lên nếu bạn hút thuốc và ngược lại, hút thuốc có thể làm cho bệnh tự miễn dịch này trở nên tồi tệ hơn.

ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ VIÊM KHỚP LÀ GÌ?

Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp, nhưng việc điều trị đúng cách có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bạn.

Ngoài các phương pháp điều trị mà bác sĩ khuyến nghị, một số thay đổi trong lối sống cũng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh viêm khớp.

Nguồn bài dịch:

  • Arthritis: What it is, Symptoms, Causes, and More (2023)

https://www.healthline.com/health/arthritis

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *