Viêm lợi thường phát triển do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn gây ra bởi sự phát triển quá mức của mảng bám. Nhiễm virus hoặc nấm khác cũng có thể gây ra tình trạng bệnh lý này. Điều trị có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm.
Viêm lợi là tình trạng lợi bị viêm, thường do nhiễm vi khuẩn. Nếu không được điều trị, nó có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn được gọi là viêm nha chu.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, viêm lợi và viêm nha chu là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn.
CÁC LOẠI VIÊM LỢI
Viêm lợi thường do sự phát triển quá mức của mảng bám răng. Ngoài việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, có thể có nhiều yếu tố góp phần, chẳng hạn như:
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như phenytoin, cyclosporine, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ngừa thai dạng uống hoặc tiêm (những loại thuốc này có thể gây viêm lợi hoặc làm cho bệnh nặng hơn vì chúng có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của mô lợi và khiến mảng bám khó loại bỏ)
- Thiếu hụt nghiêm trọng vitamin C
- Thay đổi nội tiết tố, bao gồm cả khi mang thai và mãn kinh
- Bệnh bạch cầu
- Kim loại nặng như niken, có thể được tìm thấy trong một số đồ trang sức
- Tiếp xúc với bismuth, là một loại kim loại có thể được tìm thấy trong một số đồ trang điểm
Có một số loại nhiễm khuẩn gây viêm lợi không liên quan đến sự phát triển quá mức của mảng bám. Bao gồm các:
- Một số bệnh nhiễm trùng do virus hoặc nấm, chẳng hạn như bệnh tưa miệng
- Răng bị vấn đề mọc lệch, hoặc răng không trồi lên hoàn toàn (nếu điều này xảy ra, phần lợi trên răng có thể giữ lại các mảnh vụn và gây viêm lợi)
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM LỢI?
Lợi của bạn thực sự gắn vào răng ở một điểm thấp hơn so với các cạnh lợi mà chúng ta nhìn thấy. Điều này tạo thành một không gian nhỏ gọi là rãnh. Thức ăn và mảng bám có thể bị mắc kẹt trong không gian này và gây nhiễm trùng lợi hoặc viêm lợi.
Mảng bám là một màng vi khuẩn mỏng. Nó liên tục hình thành trên bề mặt răng của bạn. Khi mảng bám phát triển, nó cứng lại và trở thành cao răng. Bạn có thể bị nhiễm trùng lợi khi mảng bám kéo dài bên dưới đường viền lợi.
Nếu không được kiểm soát, viêm lợi có thể khiến lợi tách ra khỏi răng. Tình trạng này có thể gây ra:
- Tổn thương mô mềm và xương nâng đỡ răng
- Răng trở nên lỏng lẻo và không ổn định
- Mất răng, nếu nhiễm trùng tiến triển
YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY VIÊM LỢI
Sau đây là các yếu tố nguy cơ gây viêm lợi và viêm nha chu:
- Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá
- Tiểu đường
- Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như: Thuốc tránh thai, Steroid, Thuốc chống co giật, Thuốc chẹn Canxi, Hóa trị.
- Hàm răng khấp khểnh
- Lắp các dụng cụ nha khoa không đúng cách
- Miếng trám bị vỡ
- Thai kỳ
- Yếu tố di truyền
- Suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như mắc HIV
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM LỢI VÀ VIÊM NHA CHU LÀ GÌ?
Nhiều người không biết rằng họ bị bệnh nha chu. Có thể bị bệnh viêm nha chu mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, sau đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm nha chu:
- Lợi đỏ, mềm hoặc sưng
- Lợi bị chảy máu khi bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
- Lợi có thể bị đưa ra khỏi răng
- Răng lung lay
- Sai khớp cắn
- Có mủ giữa răng và nướu của bạn
- Đau khi nhai
- Răng nhạy cảm
- Một phần răng giả không còn vừa vặn
- Hơi thở có mùi hôi không biến mất sau khi bạn đánh răng
KHI NÀO CẦN GẶP NHA SĨ
Điều quan trọng là liên hệ với nha sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị bệnh viêm nha chu vì bệnh vẫn có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu. Liên hệ với nha sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm nha chu. Dấu hiệu ban đầu thường là lợi đỏ, sưng và dễ chảy máu.
VIÊM LỢI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?
Khi khám răng, lợi của bạn sẽ được thăm dò bằng một thám trâm nhỏ.
- Việc thăm dò này là một cách để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm.
- Khi thăm khám thấy bất kỳ túi xung quanh răng của bạn. Độ sâu điển hình là từ 1 đến 3 mm.
- Nha sĩ của bạn cũng có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra tình trạng mất xương.
Trao đổi với nha sĩ của bạn về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu, cũng như các triệu chứng của bạn. Điều này có thể giúp chẩn đoán viêm lợi. Nếu bị viêm lợi, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.
VIÊM LỢI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Bạn phải vệ sinh răng miệng tốt để điều trị viêm nướu. Bạn cũng nên giảm hút thuốc nếu bạn hút thuốc và kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn sống chung với tình trạng này. Bỏ thuốc lá có thể khó khăn, nhưng bác sĩ có thể giúp xây dựng một kế hoạch cai thuốc phù hợp với bạn.
Các phương pháp điều trị khác bao gồm:
- Làm sạch sâu răng
- Dùng thuốc kháng sinh
- Phẫu thuật nha chu
Vệ sinh răng miệng
Có một số kỹ thuật có thể được sử dụng để làm sạch răng sâu. Tất cả đều loại bỏ mảng bám và cao răng để ngăn ngừa kích ứng lợi:
- Lấy cao răng: lấy cao răng là loại bỏ cao răng từ trên và dưới đường viền nướu.
- Bào láng gốc răng: Điều này làm mịn các điểm thô ráp và loại bỏ mảng bám và cao răng khỏi bề mặt chân răng.
- Điều trị laser: Phương pháp điều trị này có thể loại bỏ cao răng mà ít đau và ít chảy máu hơn so với lấy cao và bào láng gốc răng.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh viêm nha chu:
- Nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine có thể được sử dụng để khử trùng miệng.
- Có thể dùng các chất khử trùng giải phóng theo thời gian có chứa chlorhexidine vào trong quá trình khi bào láng gốc răng.
- Các vi cầu kháng sinh được sử dụng với minocycline có thể được đưa trong quá trình lấy cao răng và bào láng.
- Thuốc kháng sinh đường uống có thể được sử dụng để điều trị các vùng viêm lợi tái phát.
- Doxycycline, một loại thuốc kháng sinh, có thể giúp ngăn chặn các enzym gây tổn thương răng.
Phẫu thuật nha chu
Nếu tình trạng viêm lợi của bạn nghiêm trọng, đặc biệt nếu nó gây ra tình trạng tiêu lợi hoặc tiêu xương, bạn có thể cần phải phẫu thuật nha chu. Các loại phẫu thuật nha chu, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, bao gồm:
- Phẫu thuật lật vạt điều trị viêm quanh răng: Phẫu thuật lật vạt là một thủ thuật trong đó lợi được nâng lên trong khi mảng bám và cao răng được loại bỏ khỏi các túi sâu hơn. Tổ chức lợi sau đó được khâu tại chỗ để vừa khít quanh răng.
- Ghép xương và mô lợi: Ghép xương và mô lợi có thể được sử dụng khi răng và xương hàm của bạn bị tiêu quá nhiều.
+ Phẫu thuật ghép lợi:sử dụng mô từ vòm miệng của bạn để che phần chân răng bị lộ. Điều này giúp ngăn ngừa mất thêm mô lợi và xương.
+ Đối với ghép xương: bác sĩ sẽ bắt đầu bằng một quy trình tương tự như phẫu thuật lật vạt, nhưng họ sẽ ghép xương vào để giúp cơ thể bạn tái tạo bất kỳ xương hàm nào bị tiêu.
- Làm dài thân răng: Một số người bị viêm nướu có thể có mô nướu dư thừa. Nếu đúng như vậy, bác sĩ nha chu có thể định hình lại mô nướu và mô xương của bạn để lộ nhiều răng hơn. Điều này cũng có thể cần thiết trước khi thực hiện một số thủ thuật thẩm mỹ hoặc phục hồi trên răng của bạn.
LÀM THẾ NÀO CÓ THỂ DỰ PHÒNG BỆNH VIÊM NHA CHU?
Vệ sinh răng miệng đúng cách và nhất quán có thể ngăn ngừa bệnh viêm nha chu. Điều này bao gồm:
- Khám răng định kỳ
- Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có fluoride
- Làm sạch răng mỗi ngày
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng.
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH VIÊM NHA CHU
Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US.CDC) và Viện Nghiên cứu Nha khoa và Sọ mặt Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng bệnh nha chu có liên quan đến việc tăng nguy cơ:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim
- Đột quỵ
- Bệnh phổi
Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.
Mặc dù bệnh viêm nha chu có liên quan đến những tình trạng sức khỏe này, nhưng nó đã không được chứng minh là nguyên nhân gây ra chúng. Cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định các chi tiết cụ thể của mối liên quan này.
Link bài dịch:
- Gingivitis (Gum Disease) Overview
https://www.healthline.com/health/gingivitis